Tối đa hóa lợi nhuận từ đầu tư biệt thự cho thuê
Kể từ khi Ngân hàng Trung ương Malaysia thắt chặt chính sách cho vay năm 2011, khả năng trả nợ chỉ còn dựa vào nguồn thu nhập thuần
Có một số cách có thể giúp các nhà đầu tư bất động sản tối đa hóa lợi nhuận từ các vụ đầu tư và tăng cơ hội kiếm lời.
Thị trường BĐS thứ cấp đã bắt đầu chậm dần do các nhân tố như người bán đòi giá cao quá so với kỳ vọng của người mua. Do đó, khi giá trị thị trường của BĐS theo ngân hàng thấp hơn giá chào bán, người mua sẽ phải trả khoản nợ nhiều hơn.
Nhiều người quyết định “án binh bất động” cho đến khi thị trường chạm đáy. Khi được hỏi làm thế nào họ xác định được thời điểm thị trường chạm đáy, họ đều không có câu trả lời. Đúng vậy, tình hình kinh tế hiện thời không ổn định, và hiếm ai sẽ trở nên giàu có chỉ nhờ mua BĐS.
Hãy luôn nhớ rằng với tư cách là nhà đầu tư dài hạn, cách duy nhất để đánh giá một BĐS là bạn có thể mua BĐS ở bất cứ thời điểm nào trong chu kỳ phát triển của BĐS miễn là các điều khoản thỏa thuận là đúng đắn và hợp lý.
Trên thực tế, mua BĐS ở thời điểm hiện tại – khi lãi suất thấp – thậm chí là một cơ hội rất tốt. Bạn sẽ phải trả ít hơn và dễ dàng được chấp thuận cho vay.
Kể từ khi Ngân hàng Trung ương Malaysia thắt chặt chính sách cho vay năm 2011, khả năng trả nợ chỉ còn dựa vào nguồn thu nhập thuần của người dân. Ví dụ, 1 người với tổng thu nhập 6.000 RM, sau khi trừ Quỹ Phòng xa cho người lao động Malaysia (EPF), Quỹ an sinh xã hội (SOCSO), thuế thu nhập, tiền vay mua xe và các khoản khác sẽ có thu nhập thuần là 4.000 RM.
Hạn mức vay của người đó sẽ không được vượt quá 330.000 RM trong thời hạn trả nợ là 30 năm với 1.600 RM/tháng. Khi lãi suất tăng lên, hạn mức vay của bạn thậm chí sẽ còn thấp hơn.
Bạn có nghi ngờ về việc có thể phát triển nhanh chóng một danh mục đầu tư bất động sản hiệu quả mà vẫn tránh được các sai lầm tốn kém? Hoặc bạn có thể cảm thấy thất vọng vì sự kiểm soát của ngân hàng đối với cơ cấu cho vay không hiệu quả hiện thời và muốn tìm cách khắc phục vấn đề để sớm mua được các BĐS tiếp theo?
Có thể bạn đã biết đến những thông tin dễ gây nhầm lẫn và thậm chí trái chiều về đầu tư và vốn liếng BĐS. Trong khi nhiều người giàu lên dần dần nhờ đầu tư BĐS, rất ít người có thể tối đa hóa lợi nhuận và trở nên giàu có nhanh chóng.
Nếu bạn không muốn có một danh mục đầu tư kém hiệu quả hoặc một cơ cấu cho vay bất hợp lý – làm bạn tiêu tốn hàng nghìn ringgit/năm thì hãy chịu khó nghiên cứu các tài liệu cho vay.
Không thể kết hợp đúng một BĐS với khoản vay nếu bạn không lập được kế hoạch cụ thể về cách bạn tạo ra lợi nhuận từ nó. Thông thường, các nhà đầu tư thường lập kế hoạch đến lúc ký hợp đồng, rồi để luật sự, kế toán và các nhà quản lý cho thuê kiểm soát mọi việc, còn các nhà đầu tư chỉ cần thông qua kế hoạch “thụ động”.
Nếu không có kế hoạch, có thể bạn sẽ nhận ra mình đã sai lầm từ đầu trong việc chọn người cho vay, và điều này sẽ cản trở khả năng mua nhiều BĐS cũng như cơ hội làm giàu của bạn. Bạn không chỉ phải đối mặt với nhiều chi phí phát sinh không cần thiết mà còn phải mất nhiều chi phí cơ cấu lại các khoản vay.
Bạn cũng nên cẩn thận để không bị kẹt vào thời điểm lãi suất tăng và bạn không thể trả nợ. Việc theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường và hiểu được những thay đổi về lãi suất cũng rất quan trọng.
Việc chờ đợi thị trường chạm đáy mới mua BĐS sẽ khiến bạn có thể bỏ lỡ các cơ hội tốt, cũng như không nắm bắt được xu hướng thị trường. Đối với những người lần đầu mua nhà, việc sở hữu có ý nghĩa kinh tế lớn hơn nhiều so với thuê.
Cố gắng tránh việc chuyển nhượng nhanh chóng một BĐS đầu tư, thậm chí khi thanh khoản đầu tư cao hơn thị trường chứng khoán. Hãy luôn nhớ rằng chi phí mua lại và chuyển nhượng BĐS khá cao!
Leave a Reply